Nét đẹp đặc trưng văn hóa Hạ Long

12/12/2019 342 Lượt xem

NÉT ĐẸP VĂN HOÁ HẠ LONG

Hạ Long - nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa của người từ lâu đời nay. Từ những di tích lịch sử văn hóa mang đậm chất truyền thống cho tới những phong tục tập quán của ngư dân Hạ Long.

Văn hóa Cái Bèo

Con người ngày càng tiến ra biển khơi,đánh bắt thủy hải sản để phục vụ nhu cầu đời sống cho người dân nơi đây

Khám phá những nét truyền thống của Cái Bèo, tưởng như bạn đang hòa mình vào cuộc sống của con người nơi đơi. Còn tồn tại cho tới ngày nay là những di tích, những đồ dùng sinh hoạt, mô hình cuộc sống ngày càng hiện đại hơn. Nhằm giúp du khách hình dung về một cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng ấm áp gần gũi của người xưa. 

Văn hóa làng chài Hạ Long

Là nơi nổi tiếng với sông, nước và những dãy núi, hang động, Hạ Long cũng có những làng chài nhỏ của những ngư dân sinh sống. Những làng chài ấy, không chỉ lâu đời về sự hình thành, mà còn lâu đời cả về những nét đẹp trong văn hóa. Mặc cho dòng thời gian đang không ngừng trôi và xã hội đang ngày một phát triển. Phải kể đến như các làng chài nổi tiếng như: làng chài Cửa Vạn, làng chào Vung Viêng,…

Văn hóa Soi Nhụ

Nhắc tới văn hóa Soi Nhụ là nhắc tới một nền văn hóa truyền thống của Hạ Long, có từ hàng nghìn năm trước. Người dân nơi đây từ xa xưa sinh sống trong những hang đá vôi. Hình thành nên lối sống chủ yếu là thu lượm ốc, sò và hái hoa quả,…

Những di tích văn hóa còn tồn tại tới ngày nay tuy không nhiều, nhưng với những gì còn sót lại. Ta có thể thấy so với cùng thời kỳ, cuộc sống và nền văn hóa của con người nơi đây đã có những bước phát triển hơn, có sự xuất hiện của yếu tố biển. Mang tới sự đa dạng trong nền văn hóa. Mà cho tới ngày nay vẫn được bảo tồn và phát huy.

Văn hóa Hạ Long

Văn hóa Hạ Long được chia thành hai giai đoạn, thể hiện bước phát triển rõ rệt trong văn hóa nơi đây.

Giai đoạn đầu tiên là khi nước biển xâm lấn, những người dân Cái Bèo phải di chuyển lên nơi cao hơn để sinh sống. Do đó có những sự thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới. Để sinh sống, người dân canh tác, phát triển nông nghiệp song song với đánh bắt ngoài khơi. Do đó nền văn hóa Hạ Long ngày càng thêm phong phú hơn nữa.

Giai đoạn tiếp theo là khi nước biển xâm lấn cực đại rồi lại rút. Những người ngư dân không thể quên được cuộc sống gắn với biển khơi trước đây của họ. Nên đã di cư lại ra biển, và tiếp tục phát triển đời sống sinh hoạt của mình. Và con người ngoài canh tác, đánh bắt cá còn biết phát triển những nghề thủ công như làm gốm, sản xuất công cụ,…

Không chỉ bảo tồn những nét văn hóa truyền thống . Hạ Long còn là chứng tích lịch sử cho những cuộc chiến đấu oai hùng của dân tộc ta thời xưa. Là minh chứng cho cuộc chiến đấu oai hùng trên sông Bạch Đằng, và cũng là nơi gắn liền với di tích Rùa Vàng giúp vua Lê Lợi đánh thắng quân giặc.

Đối tác